Phát thanh sóng ngắn Vô tuyến sóng ngắn

Phân bổ tần số

Hội nghị Thông tin vô tuyến Thế giới (WRC) được tổ chức dưới sự bảo trợ của Liên minh Viễn thông Quốc tế, đã phân bổ băng tằng cho các dịch vụ khác nhau trong hội nghị diễn ra vài năm một lần. Hội nghị WRC gần đây nhất diễn ra vào đầu năm 2012.

Tại WRC-97 năm 1997, các băng tần sau đây được phân bổ cho phát thanh quốc tế (xem bảng dưới đây):

Băng sóng métDải tần sốGhi chú
120 m2300–2495 kHzbăng tần nhiệt đới
90 m3200 – 3400 kHzbăng tần nhiệt đới
75 m3900 – 4000 kHzdùng chung với băng 80 m của vô tuyến nghiệp dư ở Bắc Mỹ
60 m4750 – 5060 kHzbăng tần nhiệt đới
49 m5900 – 6200 kHz 
41 m7200 – 7600 kHzdùng chung với băng 40 m của vô tuyến nghiệp dư
31 m9400 – 9900 kHzhiện là băng dùng nhiều nhất
25 m11,600 - 12,200 kHz 
22 m13,570 - 13,870 kHzchỉ dùng đáng kể ở Âu-Á
19 m15,100 - 15,800 kHz 
16 m17,480 - 17,900 kHz 
15 m18,900 - 19,020 kHzhầu như không dùng, có thể trở thành một băng DRM
13 m21,450 - 21,850 kHz 
11 m25,600 - 26,100 kHzcó thể dùng cho phát thanh DRM địa phương

Các kênh phát thanh sóng ngắn AM được phân bổ tần số với giãn cách 5 kHz cho phát thanh audio tương tự truyền thống.

Đài phát thanh quốc tế vì lý do thực tế đôi khi hoạt động ngoài băng do WRC ấn định hoặc sử dụng các tần số ngoài kênh để thu hút sự chú ý của khán giả trong các băng nhiều người nghe (60m, 49m, 40m, 41m, 31m, 25m).

Định dạng phát thanh âm thanh số cho DRM sóng ngắn hoạt động ở các kênh 10 kHz hoặc 20 kHz. Có một số thảo luận đang diễn ra để phân bổ băng tần cụ thể cho DRM, do nó chủ yếu phát trong định dạng 10 kHz.

Công suất phát ở các đài phát sóng ngắn thường ít hơn 1 W cho các đài vô tuyến nghiệp dư và thử nghiệm, cho tới 500 kW và cơ hơn cho các đài liên lục địa và radar vượt đường chân trời. Các trung tâm phát sóng ngắn sử dụng anten thiết kế chuyên biệt (như công nghệ anten ALLISS) để tập trung năng lượng vô tuyến tại khu vực hướng tới.

Ưu điểm

Sóng ngắn có một số ưu điểm so với các công nghệ mới, gồm:

  • Chi phí thấp.
  • Thiết bị thu giá thành rẻ.[14]
  • Vô tuyến sóng ngắn có thể dùng ở các tình huống mà Internet hoặc vệ tinh thông tin tạm thời bị mất hoặc chưa có.
  • Sóng ngắn đi xa hơn nhiều so với phát thanh FM (88-108 MHz).
  • Ở các vùng nhiệt đới, sóng ngắn ít bị nhiễu từ sớm chớp hơn so với vô tuyến sóng trung bình, nó có thể phủ sóng một vùng địa lý rộng lớn mà chỉ cần dùng công suất phát tương đối thấp. Nên nhiều quốc gia sử dụng sóng ngắn cho phát thanh trong nước.
  • Cơ sở hạ tầng cần rất ít cho liên lạc hai chiều tầm xa dùng vô tuyến sóng ngắn. Tất cả chỉ cần một cặp máy thu phát, một anten, một nguồn năng lượng (như pin, máy phát điện di động hoặc lưới điện).

Nhược điểm

  • Sóng ngắn thường bị nhiễu nghiêm trọng vì tình trạng quá tải trên băng tần sóng, nhiễu loạn khí quyển và nhiễu điện (đặc biệt từ các thành phổ) từ tivi, máy tính, điện thoại di động, thiết bị gia dụng…
  • Ngay cả trong điều kiện thu lý tưởng, chất lượng âm thanh của phát thanh sóng ngắn thường kém hơn so với đài FM.
  • Do sự bùng nổ của truyền hình và Internet, các công nghệ cũ hơn như vô tuyến sóng ngắn ngày càng khó cạnh tranh để thu hút người nghe.
  • Phụ thuộc vào điều kiện khí quyển.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vô tuyến sóng ngắn http://www.angelfire.com/ok/worldofradio http://www.economist.com/world/international/displ... http://books.google.com/books?id=4OIDAAAAMBAJ&pg=-... http://www.stormfax.com/wireless.htm http://www.swling.com/ http://www.wwcr.com/wwcr_faq/latest_sw_rx_research... http://www.vlf.it/frequency/bands.html http://www.aptsec.org/meetings/2002/apg2003-4/(56)... http://www.archive.org/stream/beyondionosphere00un... http://www.arrl.org/news/features/1998/1102/2/?nc=...